Hướng dẫn mua nhà ở xã hội: Đối tượng, điều kiện và thủ tục

Dự án chung cư the vesta phú lãm thuộc dự án nhà ở thu nhập thấp được vay gói 30.000 tỷ với lãi suất chỉ 5%/năm vay trong vòng 15 năm. Với giá dự kiến chỉ khoảng 500 triệu/căn. Với lợi thế đó việc sở hữu căn hộ chỉ cách trung tâm Quận Hà Đông chừng 3km là trong tầm tay của quý khách hàng. Bài viết này sẽ nói đầy đủ cho các bạn làm thế nào để có thể mua nhà ở xã hội.

1. Đối tượng mua nhà ở xã hội

Cụ thể, nhà ở xã hội được dành để giải quyết nhu cầu về chỗ ở cho 9 đối tượng mua nhà ở xã hội:

1- Người có công với cách mạng quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng.

2- Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan Đảng và đoàn thể hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

3- Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp (bao gồm sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ là quân nhân chuyên nghiệp) thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước; người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân được hưởng các chế độ, chính sách như đối với quân nhân theo quy định của pháp luật về cơ yếu.

4- Công nhân, người lao động thuộc các thành phần kinh tế làm việc tại các khu công nghiệp, gồm: Công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp (kể cả các cơ sở khai thác, chế biến) của tất cả các ngành, nghề.

5- Người có thu nhập thấp và người thuộc diện hộ gia đình nghèo tại khu vực đô thị.

6- Đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; người cao tuổi độc thân, cô đơn không nơi nương tựa.

7- Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ khi hết tiêu chuẩn thuê nhà ở công vụ.

8- Học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trường dạy nghề cho công nhân, không phân biệt công lập hay ngoài công lập.

9- Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện tái định cư mà chưa được bố trí đất ở hoặc nhà ở tái định cư.

2. Điều kiện mua nhà ở xã hội:

định cũng quy định điều kiện được bố trí nhà ở xã hội. Cụ thể, đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.

Đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại các dự án phát triển nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách phải đáp ứng 4 điều kiện.

Thứ nhất, chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích bình quân trong hộ gia đình dưới 8 m2 sàn/người hoặc là nhà ở tạm bợ, hư hỏng, dột nát mà chưa được Nhà nước hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức.

Thứ hai, trường hợp mua nhà ở thì phải có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú nhưng phải đóng bảo hiểm xã hội từ 1 năm trở lên tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án phát triển nhà ở xã hội.

Thứ ba, trường hợp thuê mua nhà ở thì phải thanh toán lần đầu bằng 20% giá trị của nhà ở và phần giá trị còn lại theo Hợp đồng đã ký kết.

Thứ tư, người thu nhập thấp là người không thuộc diện phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; người thuộc diện hộ gia đình nghèo là đối tượng nằm trong chuẩn nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Đối tượng bảo trợ xã hội phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân phường, thị trấn nơi cư trú. Học sinh, sinh viên chỉ được phép giải quyết chỗ ở theo hình thức cho thuê.

Trường hợp đối tượng là hộ gia đình, cá nhân thuộc diện tái định cư được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội để ở do UBND cấp tỉnh quy định cụ thể mà không phải áp dụng 4 điều kiện trên.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 10/1/2014 cho đối tượng mua nhà ở xã hội, điều kiện kiện mua nhà ở xã hội.

– Ngoài những điều kiện quy định về đối tượng vay gói 30 nghìn tỷ ở trên, người vay vốn mua nhà (Được hiểu là Căn hộ) từ gói ngân sách hỗ trợ 30 nghìn tỷ phải có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án nhà ở cần mua. Đối với trường hợp mới chỉ có KT3 thì phải có đóng bảo hiểm xã hội 1 năm trở lên.

– Có hợp đồng mua nhà ký kết với Chủ đầu tư hợp lệ theo quy định. Đối với hợp đồng mua căn hộ thương mại thì phải có giấy xác nhận giao dịch qua Sàn giao dịch Bất động sản.

– Người vay vốn mua căn hộ từ gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ phải có vốn tự có tối thiểu 20% trên tổng giá trị căn hộ sau VAT, cộng thêm 2% phí bảo trì theo quy định chung.

– Mỗi hộ gia đình chỉ được vay gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ 1(một) lần. Các thành viên trong hộ gia đình phải cam kết chưa vay vốn hỗ trợ nào khác từ ngân hàng về mua, thuê, kinh doanh bất động sản nào khác.

4. Thời hạn vay, lãi suất vay gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ

– Thời hạn cho vay gói hỗ trợ 30000 tỷ được quy định là 15 năm, mức cho vay tối đa là 80% tổng giá trị căn hộ sau VAT. Lãi suất vay gói 30 nghìn tỷ được cố định 5-6%/năm trong suốt quá trình vay.

5. HƯỚNG DẪN LÀM THỦ TỤC VAY GÓI 30000 TỶ

5.1. Hồ sơ pháp lý

Bản sao y sổ hộ khẩu thường trú/ tạm trú, KT3 Giấy chứng nhận quyền SDĐ & QSDNO đối với trường hợp đang thường trú tại Hà Nội. Giấy CMND người vay vốn và CMND của vợ /chồng (nếu có); Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn/ giấy xác nhận độc thân.

5.2. Hồ sơ khoản vay

Giấy tờ liên quan đến nguồn trả nợ:

– Xác nhận thu nhập theo mẫu của ngân hàng

– Xác nhận đóng BHXH trên 1 năm, bản sao sổ BHXH đối với trường hợp tạm trú/KT3.

– Hợp đồng lao động và sao kê lương ngân hàng (nếu trả lương qua tài khoản ngân hàng) hoặc bảng lương có xác nhận của đơn vị đang công tác của cả vợ và chồng (nếu có).

– Trường hợp kinh doanh tự do phải có Báo cáo tài chính của công ty 2 năm gần nhất, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế. Hoặc giấy tờ chứng minh thu nhập thực tế của chủ doanh nghiệp/ giám đốc.

– Các tài liệu chứng minh nguồn thu nhập khác từ hoạt động kinh doanh, trợ cấp và các nguồn trả nợ khác (nếu có)

– Bản cam kết về thực trạng nhà ở. (theo mẫu của BXD của ngân hàng). Nếu là 2 vợ chồng thì cả 2 cùng ký tên.

– Phiếu thu khoản tiền đã đặt cọc cho chủ đầu tư.

– Hợp đồng mua nhà ở đã ký với chủ đầu tư. Khi nộp hồ sơ thẩm định chỉ cần bản photo, sau đó bổ sung bản chính cho NH vào thời điểm ký HĐ thế chấp, HĐ tín dụng.

Xác nhận về hộ khẩu và khách hàng chưa có nhà thuộc sở hữu của mình:

Trường hợp KH vay là CB là công chức nhà nước:

– Cung cấp 01 bản xác nhận của cơ quan đang công tác về thực trạng nhà ở hiện tại và quyết định tuyển dụng công nhân viên chức nhà nước.

– Vợ/chồng của KH vay vốn (nếu có) phải cung cấp: 01 bản xác nhận của UBND phường/ xã về thực trạng nhà ở hiện tại.

Trường hợp KH vay là CB không phải là công chức nhà nước

– Nếu Vợ/chồng chung hộ khẩu thì Khách Hàng chỉ cung cấp: 01 bản xác nhận của UBND phường/xã về thực trạng nhà ở hiện tại của vợ và chồng. (điền cả 2 tên trên giấy xác nhận)

– Nếu vợ chồng khác hộ khẩu thì cả 2 đều phải cung cấp bản xác nhận của UBND phường/ xã về thực trạng nhà ở hiện tại của cả 2 vợ chồng luôn